Top 10 đặc sản miền Bắc trứ danh làm quà

Erik Nguyễn 10/04/2024 Views Google News

Top 10 đặc sản miền Bắc trứ danh làm quà

9729
Top 10 đặc sản miền Bắc trứ danh làm quà

Nếu có dịp đến Miền Bắc Việt Nam, ngoài được khám phá các điểm du lịch thú vị thì mua sắm những món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè người thân là điều không thể thiếu của chuyến đi. Đó có thể là một món quà lưu niệm hoặc một đặc sản nổi tiếng của địa phương. Hãy cùng chúng tôi tham khảo “Top 10 đặc sản miền Bắc trứ danh để làm quà” sau đây nhé.

Thị trâu gác bếp có lẽ là khát khao của nhiều người miền xuôi
1

Thịt trâu gác bếp – Điện Biên

Đã từ lâu, Thịt trâu gác bếp không chỉ còn là món ăn đặc sản địa phương, mà trở thành món ẩm thực thú vị, hấp dẫn, được đưa đi khắp cả nước, món quà ý nghĩa và thiết thực khi nhắc đến núi rừng Tây Bắc

Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải tuyển chọn những thớ thịt tươi ngon nhất, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi tẩm ướp với các loại gia vị đặc trưng của người dân tộc Thái, hun trên bếp than đỏ hồng. Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao. Thịt trâu gác bếp mà chấm cùng hạt mắc khén, chanh và uống thêm ly bia thì ngon hết sảy. 

2

Cốm làng vòng – Hà Nội

Nhắc đến quà Hà Nội, không ai là không nghe danh Cốm Làng Vòng (một làng nhỏ ven đô, trước thuộc Huyện Từ Liêm, nay thuộc Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Cốm Vòng là thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội.

Cốm Vòng là thứ cốm dẹt, màu xanh non được làm từ loại lúa nếp hoa vàng  và là loại lúa non, nhưng không non quá vì sẽ làm cốm bị nát, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon. Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép. Cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp chày nhẹ và đều, sao cho cốm mịn và dẻo.

Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương sen tinh khiết hoặc lá khoai rát xanh non và buộc bằng những sợi rơm vàng. Ăn cốm bốc từng nhúm nhỏ đựng trong lá sen, nhai cốm thật chậm rãi để cảm nhận vị ngọt thơm thoang thoảng của lúa nếp non và hương sen ngào ngạt.

Xem thêm: Top 10 món ngon – đặc sản Hà Nội

3

Bánh Cáy làng Nguyễn – Thái Bình

Xuất thân từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng của tỉnh Thái Bình, bánh cáy là một trong những đặc sản gợi thương, gợi nhớ bởi vị cay tê đầu lưỡi và thơm lừng của gừng, vừng quyện với vị ngọt bùi của dừa. Bánh cáy có nhiều màu sắc như vàng hoặc đỏ, tuỳ vào cách chế biến của người làm bánh.

Làm bánh cáy phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, từ việc ngâm nếp, nấu xôi gấc, lấy nước gừng, rang thóc thành hạt “nẻ” (vỏ thóc bóc ra), mỡ phần, nạo dừa, ngâm đường 15 ngày. Ngoài ra còn phải chuẩn bị mạch nha, hương hoa bưởi, mứt bí… Đầu tiên, người ta chiên hạt nếp đã rang đến khi giòn và có màu trứng cáy. Sau đó, trộn các nguyên liệu còn lại vào với nhau cho đến khi chúng kết dính với nhau thành một khối như cục bột và cho vào khuôn có sẵn để ép thành bánh cáy thành phẩm.

Tại các khu du lịch Thái Bình bạn sẽ chẳng khó khăn gì để tìm một địa điểm mua bánh cáy ngon. Bạn có thể tham khảo một số cửa hàng: Đặc sản Tiến Vua bánh cáy Nguyễn Khắc, cơ sở bánh cáy Anh Tám, cơ sở bánh cáy Thủy Thoan, cơ sở sản xuất bánh cáy Hoàng Thắng

Xem thêm: Top 8 địa chỉ bán đặc sản Đà Lạt ngon nhất tại TPHCM

4

Ô mai – Hà Nội

Nói về thức quà của Hà Nội, nếu bánh cốm là một món quà mang hương đồng gió nội với lớp cốm dẻo quánh bên ngoài và lớp nhân đậu xanh và một chút dừa tạo thành một món ăn có vị ngọt thanh, ăn khá ngon; thì Ô mai với hương vị chua, cay, mặn, ngọt là món ăn vặt mang đậm nét ẩm thực Hà Thành được nhiều người lựa chọn làm quà khi đến thăm Hà Nội.

Ô mai được sấy khô nên thường được bảo quản rất lâu. Ngoài ra, nó cũng có đủ các vị khác nhau từ chua, cay đến mặn ngọt để thực khách lựa chọn.

Ô mai Hàng Đường là đặc sản nức tiếng của đất kinh kỳ, được rất nhiều du khách ưa thích. Có thể xem với hàng Đường thì ô mai chính là một nghề truyền thống. Các tiệm bán ô mai không còn nhiều như xưa nhưng dạo một vòng cũng đủ hớp hồn bởi cái món ăn chua chua, ngọt ngọt ấy.

Xem thêm: Top 10 đặc sản Sơn La mà bạn cần phải biết khi đến vùng đất này

5

Bánh đậu xanh – Hải Dương

Nhắc đến Hải Dương, người ta không thể không nhắc đến bánh đậu xanh, một loại bánh đã có từ rất lâu đời và nổi tiếng gần xa. Bánh đậu xanh ngon với vị đường ngọt thanh, vị béo ngậy và dậy thơm mùi thơm của đậu xanh khiến người ta muốn thưởng thức mãi không thôi.

Nhâm nhi một miếng đậu xanh để bánh tan dần trong miệng và uống một tách trà nóng là gợi ý tuyệt vời khi du khách đến với vùng đất này. Bánh đậu xanh được sản xuất và đóng hộp khá đẹp mắt nên bạn có thể lựa chọn làm quà biếu tặng mà không phải đắn đo.

Xem thêm: Top 10 đặc sản Châu Đốc hấp dẫn nhất định phải thử

6

Chè Thái Nguyên

Chè Thái Nguyên là đệ nhất chè Việt từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp gần xa và trở thành món quà được nhiều người lựa chọn khi có dịp đến với xứ chè. Chè Thái Nguyên đặc trưng bởi màu nước xanh ánh vàng mật ong; cánh cong như móc câu, đều đặn, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng thì xanh; uống vào có vị đậm đà, bùi, ngầy ngậy, có mùi cốm trong miệng, lúc mới uống có vị chát, uống xong có vị ngọt đọng lại rất lâu; hương thơm quyến rũ.

Hương vị đặc biệt của chè nơi đây được tạo nên nhờ đặc tính của đất, sự tươi ngon của những lá chè cùng quá trình chế biến cẩn thận. Đây sẽ là một món quà khá ý nghĩa mà bạn có thể mua làm quà

Xem thêm: TOP 10 ĐẶC SẢN KHÁNH HÒA BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

7

Cơm cháy – Ninh Bình

Nếu bạn còn đang băn khoăn đến Ninh Bình mua gì làm quà ? Thì cơm cháy chính là sự lựa chọn số 1 bởi hương vị và cách chế biến thì chỉ có người dân Ninh Bình mới biết cách làm ngon thôi

Cơm cháy Ninh Bình được chế biến rất cầu kỳ, không chỉ là cơm được nấu cháy rồi đóng gói mà chúng ta vẫn thường làm ở nhà đâu. Bí quyết để làm nên món ngon Ninh Bình này đến cả từ nguyên liệu đến cách chế biến. Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu chín. Gạo để nấu cơm được lựa chọn kỹ càng từ những loại gạo dẻo, đặc biệt là gạo tám thơm Hải Hậu (Nam Định).

Nồi nấu được chọn từ những nồi gang đáy dày. Khi cơm chín, nhanh tay xới cơm ra chỉ để lại phần cháy sém dưới đáy nồi. Lúc này vẫn tiếp tục để lửa nhưng phải thường xuyên xoay nồi cơm cho chín đều. Lóc lấy phần cơm cháy, bẻ miếng vừa lớn gần bằng bàn tay và đem phơi khô. Khi ăn, miếng cơm cháy đã được chiên trên chảo dầu vàng rộm, đậm đà và giòn tan. Món cơm cháy có thể chấm nước tương, ăn kèm hành phi, hoặc ruốc tùy theo khẩu vị của từng người. 

Xem thêm: Top 10 đặc sản Lào Cai thưởng thức một lần nhớ mãi

8

Cu đơ – Hà Tĩnh

Ai đã từng thưởng thức món Cu đơ Hà Tĩnh sẽ nhớ mãivị ngọt mát của mật-nha, vị béo bùi của đậu phộng, vừng, bánh đa, vị cay ấm của gừng pha một chút chua nhẹ của chanh…

Nguyên liệu gần gũi và cách nấu khá đơn giản, cu đơ được sản xuất ở rất nhiều nơi tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, để tạo nên những dấu ấn riêng thì mỗi lò kẹo đều “thủ” cho mình những bí quyết riêng. Người ta ăn kẹo Cu Đơ thường uống kèm nước chè xanh (loại nấu bằng lá chè còn tươi) vào những ngày se lạnh thì tuyệt vô cùng. 

Khách đến Hà Tĩnh có thể tìm mua bánh ngon tại một số cơ sở sản xuất lâu đời như: Cu đơ ông bà Thư viện, Cu đơ Phong Nga, Cu đơ Thành Đạt…

Xem thêm: Top 10 đặc sản Ninh Thuận, có thể bạn chưa biết?

9

Trà sen Tây Hồ – Hà Nội

Đến Hà Nội bạn muốn tìm một thức quà vừa sang vừa ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân thì hãy chọn ngay trà sen Tây Hồ, một món quà cực kỳ hợp lý.Trà sen Hồ Tây được làm từ sen trồng ở Hồ Tây, khi pha có hương thơm dịu nhẹ, đậm đà hơn các loại trà sen khác.

Công đoạn ướp trà sen Tây Hồ khá tỉ mẩn từ việc hái sen cho đến tách gạo sen và ướp trà sen Tây Hồ… tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo từ người làm. Sen sau khi hái được tách từng cánh sen ra để lấy túi hương thơm của sen Tây Hồ, tức nhụy sen hay vẫn được gọi là “gạo sen”. Trà ướp sen phải là loại trà móc câu hảo hạng, đệ nhất trà Thái Nguyên. 

 

Xem thêm: Top 10 đặc sản Hạ Long – Quảng Ninh được lòng du khách bốn phương

10

Bánh phu thê – Bắc Ninh

Nhắc đến bánh phu thê phải kể đến vùng đất Đình Bảng, Bắc Ninh. Món bánh này được gói bằng những tấm lá dong xanh mướt, sau đó đem luộc chín. Khi thưởng thức, bánh phu thê có lớp vỏ màu vàng đẹp mắt, trong suốt, nhìn được sợi đu đủ, bánh có độ dẻo vừa của bột nếp, thơm ngọt, béo bùi của đậu xanh, dừa, đường kính, vị giòn của đu đủ.

Không chỉ ngon, triết lý ngũ hành còn được thể hiện một cách tinh tế qua năm màu của bánh phu thê Đình Bảng đó là: Màu trắng của bột lọc và cùi dừa, màu vàng của nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá, màu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người.

Mỗi gia đình có một bí quyết gia truyền để tạo nên hương vị đặc biệt cho bánh. Cùng một nguyên liệu, một công thức làm bánh nhưng đòi hỏi người làm bánh phải cẩn thận, tỉ mẩn trong từng công đoạn để không ảnh hưởng đến chất lượng bánh khi ra lò.

 

Xem thêm: Top 10 đặc sản của Tây Ninh, có thể bạn chưa biết?
Nguyễn Hoàng Ly
Nguyễn Hoàng Ly là một food reviewer đã có những trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng như thế giới, mong rằng có thể sẽ giới thiệu được đến bạn đọc những địa điểm ăn uống thú vị nhất
Chia sẻ nếu thấy hữu ích

Facebook
Twitter

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận